Khô cá Sặc bổi đồng U Minh

Mã sản phẩm :
HS-36
Người dân miền Tây Nam bộ chắc ai cũng đã từng thử qua món khô cá Sặc bổi nướng chấm dấm ớt ,ăn với cơm nguội ; hay trộn với Xoài làm món gỏi rất ngon...
290.000 VNĐ
Số lượng
kg

Món ăn đầy chất dân dã này hiện nay đã vuợt khỏi làng quê để đi vào các nhà hàng với món khoái khẩu của dân nhậu là Gỏi Sầu đâu gồm: lá sầu đâu + thịt ba rọi + cá lóc nướng và khô cá sặc bổi ...Món này chấm với nước mắm me chua chua, cay cay ăn ngon đến mê ly luôn...! (Món này mà nhậu với rượu đế là hết ý!)

Để có được khô phải qua một số công đoạn sau: Trước tiên người ta cho cá đã làm sạch ruột vào các chiếc ghe có chứa nước muối để ngâm -> Qua 1 buổi được vớt lên để cạo vẩy -> Ngâm lại nước muối trước khi phơi khô

Do số luợng cá rất nhiều nên số người làm thuê cũng rất đông. Tiền công cũng tương đối cao, Trung bình 1 ngày từ 50-100ngàn

Có nơi còn gọi là khô cá sặc rằn. Bởi con cá bổi cùng họ với cá sặc, nhưng trên thân nó có màu rằn ri nâu xám và chúng lại lớn hơn cá sặc rất nhiều, có con khi chưa thành khô có thể cân nặng nửa ký

 

Cá bổi là loài sống trong nước ngọt, nhưng thuộc nhóm cá đen (còn gọi là cá đồng) vì chúng chỉ sống trên các đầm lầy và đồng cạn (khác hơn các loại cá nước ngọt sống ở sông sâu, gọi là cá trắng).

 

Miền Tây Nam bộ là vương quốc của các loài cá nước ngọt, chứa đựng nguồn sản lượng lớn nhất nước.

 

Vùng nào của miền Tây cũng có cá bổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai khu vực, vùng U Minh của bán đảo Cà Mau (hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) và vùng ngập lũ của sông Cửu Long. Sản lượng của hai vùng này không thua kém gì nhau, nhưng con cá bổi của vùng U Minh ngon hơn hẳn. Do con cá bổi chỉ ăn được phiêu sinh và rong tảo trong nước, mà U Minh là vùng đất sa bồi mới định hình, phần lớn mặt đất còn chìm ngập dưới mặt nước, lại được che phủ bởi rừng tràm trầm thuỷ, là môi sinh lý tưởng cho phù du, rong tảo.

 

Có lẽ phải mất nhiều thời gian mới phát hiện ra con cá bổi chỉ có thể làm khô mới thành món ngon và độc đáo. Đem kho nấu bình thường như các loài cá khác, thịt chúng lại nhạt nhẽo.

 

Khô cá bổi nướng lên, xé ra, loại bỏ phần xương, đem trộn với xoài sống băm sợi hay lá sầu đâu (một loài lá đắng tựa lá xoan đào, chỉ có nhiều ở vùng biên giới Châu Đốc) sẽ có món gỏi tuyệt hảo. Hoặc đơn giản hơn, chỉ cần nướng, xé ăn với cơm nguội, cùng trái dừa xiêm giải khát… no hồi nào không hay.

 

Cá bổi U Minh thường được khai thác và chế biến vào mùa khô, khi con cá đồng về đìa. Khô phải là con cá tươi sống làm sạch vảy và ruột, ngâm trong nước muối (vừa mặn) chừng 1 giờ thì đem phơi . Muốn con khô ngon phải phơi được nắng, nhiều nhất 2 nắng, nếu kéo dài hơn thịt khô sẽ bủn bả, mất mùi thơm đặc trưng.

 

Ngày xưa người dân vùng U Minh có cách trữ khô cá bổi để ăn quanh năm. Đó là khi con cá đã đủ khô thì đem vùi vào trong bồ lúa, lúa sẽ hút ẩm và chống lên men cho con khô, khi nào cần ăn thì moi ra nướng, thịt vẫn đỏ au và không hề giảm chất lượng.

 

Muốn ăn khô cá bổi chính hiệu phải về U Minh mới có. Và vì rừng tràm bị tàn phá cùng với đồng đất chuyển sang lấy nước mặn để nuôi tôm, nên ngay U Minh, khô cá bổi cũng trở nên quý hiếm.

 Sưu tầm

Bài viết liên quan