Nghề gác kèo ong ở vùng U Minh hạ

camau.gov.vn 04-11-2014

Trời trở gió đến độ ta có cảm nhận không khí mang hơi ẩm của mùa mưa đã kết thúc. Trước sân nhà tôi trên cây trứng cá nở đầy bông trắng, ngân vang tiếng ong ríu rít đi lấy mật, khiến tôi chợt nhớ đến nghề gác kèo ong, một nghề đặc trưng riêng có của vùng đất U Minh hạ.

- Đã tới mùa gác kèo ong rồi! Bà con ở các tập đoàn phong ngạn đang gấp rút chuẩn bị bước vào mùa lấy mật. Ngày xưa Rừng tràm U Minh còn lớn trữ lượng mật nhiều, mỗi năm có thể cho khoảng 1.600 tấn mật và lượng sáp tương đương thu được từ nghề khai thác mật ong trong rừng tràm. Tuy nhiên sau nghề gác kèo ong dần dần bị mai một do sợ cháy rừng vì những người đi “ăn ong” vô ý để rơi vãi tán lửa, gây ra cháy lớn, tàn phá tài nguyện rừng. Hiện nay Lâm Ngư Trường U Minh II đang từng bước thử nghiệm việc cho pháp thành lập các tập đoàn phong ngạn chuyên khai thác nguồn ong mật rừng tràm.

Anh Ba Sơn, một cơ sở thu gom mật ong của rừng tràm thuộc Lâm Ngư Trường U Minh II nhẹ nhàng nói:

 - Người U Minh, nhất là dân trong tập đoàn phong ngạn có lới thề với tổ nghiệp “ăn ong” là không bao giờ pha nước vào mật ong! Đó là điều chắc chắn! Sở dĩ nópi mật ong có lẫn nước là như thế này: Vào mùa mưa trong bông tràm có thấm nước, ong lấy mật mùa này đưa về tổ tạo thức ăn cho đàn ấu trùng có chứa lượng nước nhất định là điều không tránh khỏi. Do vậy mật ong mùa này chỉ có thề sử dụng trong khoảng 1 năm là tốt, nếu để lâu hơn thì chất lượng mật sẽ giảm. Riêng vào mùa hạn thì chất lượng mật cao hơn, có thể để dành sử dụng đôi ba năm mà không sợ mật chuyển màu. Người trong nghề nhìn vào biết liền, không phải “thử”. Cũng là mật, nhưng nếu là mật ong lấy từ rừng tràm giá bán khá cao so với các loại mật ong nuôi. Mật ong rừng tràm sánh đặc, có màu hổ phách thơm lừng hương vị bông tràm, ngọt gắt cổ; không có vị chua, vị đắng. Ở đây mật được lấy vào mùa mưa, giá có khi “hút hàng” khoảng 50 ngàn đồng một lít, còn mật ong mùa nắng có khi đến 80 ngàn đồng. Thế nhưng có nhiều người cho rằng, dân tập đoàn phong ngạn này muốn có nhiều mật đế bán cũng phải nuôi ong, điều này không hẳn là sai, vì rằng người dân rừng U Minh hạ không chỉ có việc lội rừng tìm gặp ong xây tổ theo tự nhiên để lấy mật mà họ chủ động tạo điều kiện để “dụ” ong đến làm tổ theo ý mình để lấy mật là điều có thật. Nếu ở rừng có tràm trên độ mưới đếnhai mươi năm, ong đóng tổ trên độ cao hơn vài thước so với mặt đất thì khó khăn cho việc khai thác mật. Cho nên đã hình thành nghề gác kèo ong là một nét riêng có của dân xứ U Minh. Nghề gác kèo png xuất hiện tự khi nào thì tôi không rõ nhưng chuyện gác kèo ong thì tôi có biết qua. O&3 tập đòan phong ngạn 19/5 còn một vài người kế nghiệp cha ông, đã ba đời như chú Ba Ví, Ba Tặng không nhiều. Trước mỗi mùa đi lấy mật, các ông đều có tổ chức cúng tổ nghiệp nghề “ăn ong” theo đúng nghi lễ được lưu truyền qua nhiều đời. Ông từng kể ho con cháu và đám trẻ như tụi này nghe chuyện kho nhỏ lúc theo cha đi “ăn ong” từng có cơ duyên gặp “cung điện” của loài ong trong rừng tràm nguyên sinh. Đó là một ổ ong đóng trên một cây tràm gần trăm tuổi có đội dài hơn mấy tầm đất (một tầm 03 mét) cái “dạo” thòng xuống lé đé mặt nước.Cha ông cùng mấy người trogn xóm phải cúng tế rồi mới dám lấy mật; chia nhau mỗi người hơn một lu mái đầm, nhiều tới mức đem đi nấu chè!

 - Kỹ thuật gác kèo ong hả? Đó là bí quyết cha truyền con nối, ai mà chỉ cho ai! Có điều muốn gác kèo ong thì trước tiên phải có một khúc tràm, loại tràm trên 15 tuổi, dài cở một tầm đo đất, chẻ đôi róc sạch vỏ, đục lỗ ở hai đầu để dễ dàng gác lên hai khúc cây cậm dựng đứng tạo ra một độ dốc vừa phải cho ong làm tổ, bôi thêm một sáp để mời gọi ong, Ở ba tập đoàn phong ngạn của riêng Lâm Ngư Trường U Minh II này, một nămg, mỗi hộ có thể gác được khoảng 200 kéo. Thế nhưng tỷ lệ ong đến làm tổ nhiều hay ít lại tùy thuộc vào trình độ “tay nghề” của từng con người cụ thể. Trước tiên phải chọn nơi rừng tràm trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật. Kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Người có tay nghề cao, tỷ lệ ong đến làm tổ không dưới 80%. Mỗi năm, mỗi kèo có ong đến làm tổ có thể thu hoạch 3 đợt, đợt đầu từ 8 đến 10 lít mật, đợt kế tiếp thì ít dần; trung bình mỗi kèo có thể thu khoảng 10 lít mật. Đây là nguồn thu khá lớn của những người giữ rừng, giúp họ ổn định cuộc sống để gắn bó và bảo vệ rừng.

 

 Kinh nghiệm từ thực tế cho thấy: Ở Lâm Ngư Trường U Minh II hiện nay đang là đơn vị có nhiều năm rừng không bị cháy lớn, trong đó có nguyên nhân là đã xây dựng được 3 tập đoàn phong ngạn có hơn 60 hộ gác kèo ong. Nếu mội hộ bình có 5 khẩu thì đơn vị đã có trên 300 lực lượng tự nguyện bảo vệ và cứu chữa khi rừng bị cháy  vào mùa khô. Hiện nay nghề gác kèo ong đang dần được khôi phục như Lâm Ngư trường sông Trẹm huyện Thới Bình, Lâm Ngư trường U Minh II và Lâm Ngư Trường 30/4 thuộc huyện U Minh.

 Những cơn mưa cuối cùng trong mùa mưa đã chấm dứt. Bây giờ đã bước vào mùa gác kèo ong, người dân U Minh lại hăm hở bước vào vụ khai thác mật ong trong tư thế của những người chủ rừng. Phải chăng đây cũng là lối ra cho việc cải thiện cuộc sống của bà con vùng U Minh với nguồn tài nguyên phong phú, khi nghề gác kèo đang dần dần khôi phục.