Kỹ thuật ương cua xanh bột lên cua giống

Sưu tầm 14-11-2012

Cua bột 1,2 có thể thả trực tiếp xuống ao nuôi cua thịt nếu như đáy ao nuôi được cải tạo triệt để, có lưới chắn xung quanh bờ, nước nuôi được xử lý từ ao chứa và phải được loại bỏ tôm cá tạp… trước khi lấy vào ao nuôi.

Tuy nhiên, phần lớn các ao nuôi cua khó có thể làm được điều đó nhất là việc nuôi cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Vì vậy, cua thả nuôi phải đạt kích cỡ lớn hơn để bảo đảm tỉ lệ sống cao hơn.

Tuỳ theo điều kiện môi trường ao nuôi, số lượng và giá cả con giống, kỹ thuật quản lý và mật độ thả mà kích cỡ cua giống thả nuôi khác nhau. 

Có nhiều hình thức để ương nuôi cua bột thành cua giống: ương trong hồ xi măng, ương trong giai, ương trong ao đất.

I. Ương cua bột trong hồ xi măng

1. Chuẩn bị hồ ương

Hồ xi măng dùng để ương cua thường có kích thước lớn, có thể từ 40-70 m2.

Chuẩn bị hồ ương theo các bước sau:

- Tháo cạn nước và phơi đáy hồ.

- Vệ sinh tẩy trùng bể bằng chlorin.

- Chà sạch lại bể bằng xà phòng và rửa lại bể bằng nước sạch.

- Đáy hồ có thể thực hiện một trong các cách sau:

+ Rải đều, dày vỏ hến hoặc vỏ sò, nghêu…

+ Đổ một lớp cát mịn, sạch, dày từ 3-5 cm

+ Rải đều các cành san hô nhỏ, ống nước Ф 21.

- Cấp nước biển vào hồ, nước đã để lắng hoặc qua lọc thô có độ mặn từ 20-23‰. Chiều cao mực nước từ 40-60 cm.

- Bắt sục khí đều khắp hồ, cứ 2 m2 thì một viên đá bọt.

- Treo hoặc thả đều vật bám bằng lưới phong lan trong hồ.

- Mật độ thả ương từ 200-3000 con/m2.

- Thời gian ương từ 7-15 ngày thì kích cỡ giống có thể đạt từ 1-1,7 cm với tỉ lệ sống khoảng 60-80%.

2. Quản lý và chăm sóc

Trong những ngày đầu cua ương còn nhỏ, do đó việc chuẩn bị thức ăn ở thời gian 3-5 ngày đầu cơ bản giống như thức ăn chế biến trong giai đoạn Megalop, cua bột 1.

Nguyên liệu chế biến thức ăn cơ bản như sau:

- Trứng gà: 5 quả, lấy lòng đỏ.

- Cá thu tươi: 300 g, lóc lấy thịt, bỏ da, xương.

- Tôm nhỏ: 200 g bóc bỏ vỏ.

- Hến hoặc hầu: 350 g.

Xay nhỏ riêng biệt từng nguyên liệu trên, sau đó trộn thật đều cho vào tô sứ lớn đem hấp cách thuỷ, để nguội và giữ trong tủ lạnh cho ăn dần.

Hàng ngày cho ăn 3 lần: 6 giờ sáng, 3 giờ chiều, 11 giờ đêm. Kiểm tra lượng thức ăn mà chúng sử dụng để điều chỉnh tăng giảm, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt là không để thiếu thức ăn sẽ tăng nguy cơ ăn thịt lẫn nhau, tỷ lệ sống rất thấp, khả năng phân đàn cao.

Sau ngày thứ 5, có thể sử dụng cá tươi, cá tạp, cua ghẹ, giáp xác nhỏ… đem hấp cách thủy, loại bỏ xương, lọc qua rổ nhựa có mắt lưới phù hợp, khi cho ăn dùng ca tạt đều khắp hồ.

Sau 3 ngày từ lúc thả ương, nên cấp thêm 1/3 nước mới và giảm độ mặn từ 2-3 ‰ giúp chúng lột xác và chuyển đồng loạt hơn. Sau 7-8 ngày thay 1/3 lượng nước, kích thích cua lột xác phát triển, sau 11-12 ngày thay ½ - 2/3 lượng nước trong hồ ương, có thể tiếp tục giảm độ mặn 1-2‰.

Sau 15 ngày ương, cua bột 1có thể trải qua 3-5 lần, lột xác để trở thành cua 5-6. Số lần lột xác phụ thuộc vào chế độ cho ăn, hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn và việc xử lý nước trong hồ ương. Khi đạt kích cỡ mong muốn ta có thể tiến hành thu hoạch và vận chuyển đến ao nuôi cua thương phẩm.

II. Ương nuôi cua bột trong ao đất

Ao đất dùng để ương cua bột phải nằm trong khu vực có độ mặn thấp như vùng cửa sông, nơi có nguồn nước ngọt, vùng đầm phá… phù hợp đặc tính sinh học của chúng. Ao phải có cống cấp thoát nước và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thuận tiện cho việc thay nước, kích thích sự lột xác của chúng.

Cua bột ương trong ao đất thường có 2 hình thức:

- Ương cua bột trực tiếp ao ương giống như ương tôm post, ương kiểu này thường chi phí thấp, tỷ lệ sống cao hơn nhưng lại khó thu hoạch. Do vậy ương trong ao đất khi nhu cầu con giống có kích thước lớn với thời gian ương dài.

- Ương cua bột trong giai: giai này cắm trong ao ương, kích thước giai: 2m x 10 m, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuỳ theo người sử dụng. Chiều cao từ 80-100 cm. Đáy giai đặt chìm trong lớp đất bùn của ao ương từ 2-3 cm. Miệng giai cao hơn mặt nước 20-30 cm. Hình thức ương này có những ưu điểm sau:

- Chủ động trong việc thu hoạch

- Môi trường nước thông thoáng nên có thể nuôi mật độ dày hơn.

- Thay nước thuận tiện nhờ dựa trên chế độ thuỷ triều.

- Cua ương có thể sử dụng một phần thức ăn tự nhiên có trong ao ương.

* Quản lý và chăm sóc:

- Chế độ cho ăn giống như ương cua trong bể xi măng. Tuy nhiên khó xác định chính xác lượng thức ăn mà chúng sử dụng. Vì vậy, phải đặt nhá trong giai để kiểm tra thức ăn và tốc độ tăng trưởng của chúng.

- Thường sau 3 ngày thả giống thay ¼ lượng nước trong ao.

- Sau 7 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao.

- Sau 12 ngày thay ½ lượng nước trong ao.

Việc thay nước này sẽ kích thích sự lột xác diễn ra dễ dàng hơn, cường độ bắt mồi tốt hơn và khả năng tăng trưởng nhanh.

Sau 15 ngày có thể nhắc giai thu hoạch toàn bộ cua ương, xác định tỉ lệ sống, khả năng tăng trưởng, vận chuyển cua ương bằng phương pháp vận chuyển hở đến ao ương thương phẩm.

Ngoài ra, hải sản cà mau còn giới thiệu bạn cách khác như:

1. Chuẩn bị ao ương:

- Ao đất dùng để ương cua bột phải nằm trong khu vực có độ mặn phù hợp thấp như vùng cửa sông, nơi có nguồn nước ngọt, vùng đầm phá... phù hợp đặc tính sinh học của chúng. Ao phải có cống cấp thoát nước và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thuận tiện cho việc thay nước, kích thích sự lột xác của chúng.

- Cải tạo ao: Ao phải được tháo cạn nước, nhiệt hết cá tạp, phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, san phẳng toàn bộ đáy ao , tu sửa lại bờ ao, bón vôi với liều lượng từ 7-10kg/100m2. Dùng lưới có kích thước mắt lưới 2a=2cm chắn xung quanh bờ ao, lưới chắn phải có góc nghiêng vào bên trong ao so với bờ ao là 45o nhằm để bảo vệ cua bò ra.

- Cấp nước: Nước cấp vào ao phải qua lướ lọc mắt lưới đạt 70-80cm, nước co độ mặn từ 12-20o/oo, pH = 7,5-8,5, các yếu tố khác đảm bảo theo tiêu chuẩn thì tiến hành thả cua giống.

2. Thả giống:

- Cần phải thông báo cho trại sản xuất giống biết độ mặn ao ương cua để trại chủ động cân bằng độ mặnvới ao ương.

- Thả cua vào buổi sáng hoặc chiều lúc trời mát. Tránh những ngày có thời tiết xấu.

- Mật độ thả: Từ 30-50 con/m2.

3. Chăm sóc và quản lý:

- Chuẩn bị thức ăn cho 3-5 ngày đầu: nguyên liệu ,gồm (trứng gà 30%; thịt tôm, cua hàu bóc vỏ: 50%; bột mì: 15%; đầu hoặc nội tạng mực5%; vitamin:0,01%).Tất cả trộn đều và xay mịn sau đó hấp cách thuỷ, để nhuội dùng mắt lưới nhỏ xa thức ăn tạo thành viên cho cua ăn.

- Sau ngày thứ 5 trở đi cho cua ăn thịt cá tạp, nhuyển thể, giáp xác hấp cách thuỷ rồi băm nhỏ cho cua ăn. Lượng thức ăn từ 10-15% trọng lượng cua thả.

- Hàng ngày cho cua ăn 2 lầnvào buổi sáng (8-9 giờ) và buổi chiều (17-18 giờ).

* Quản lý nước ao ương:

- Sau 5 ngày kể từ ngày thả giống tiến hành thay 1/3 lượng nước trong ao để kích thích cua lột xác phát triển.

- Từ ngày thứ 10 trở đi: 5 ngày thay nước 1 lần,mỗi lần thay 1/2 lượng nước.

4. Thu hoạch:

- Thu cua bằng vó: Cho thức ăn vào vó, lừ nhử cua vào vó sau đó kéo lên chọn những con đạt tiêu chuẩn đẻ thả nuôi cua thương phẩm.

- Thu toàn bộ: Tháo cạn nước để bắt toàn bộ cua giống.