Do đó trước khi thả giống xuống ao chúng ta cần phải tiến hành các bước tẩy trùng bằng cách tắm cho tôm, cá trong dung dịch thuốc với một khoảng thời gian nhất định để có thể diệt được mầm bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cá nuôi.
Một số loại thuốc thông dụng thường được dùng để tắm sát trùng cho tôm, cá:
-Muối ăn nồng độ 2-4%.
-Sulfat đồng nồng độ 2-5 ppm
-Xanh melachite nồng độ 1ppm
-Treflan nồng độ 5ppm
-Formarlin nồng độ 25-30 ppm và một số loại thuốc kháng sinh khác…
Thời gian tắm cho cá khoảng từ 5-10 phút, vừa tắm vừa kết hợp quan sát các hoạt động sống của tôm, cá để dừng tắm và cho cá xuống ao.
Đối với những ao nhỏ, trong quá trình nuôi nếu phát hiện trong ao có bệnh chúng ta có thể dùng phương pháp phun trực tiếp. Phun thuốc xuống khắp ao với nồng độ bằng 1/10 nồng độ được dùng để tắm. Với nồng độ như vậy cá tôm có thể sống bình thường, nhưng hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt.
2. Tẩy trùng thức ăn
- Thức ăn là động vật: cá con, ốc ruốt, mòi… tốt nhất là loại bỏ các thức ăn hư thối.
- Thức ăn là thực vật: chọn các loại còn tươi, không dập nát có thể ngâm trong dung dịch muối ăn 2-3‰hoặc clorua vôi 6ppm từ 20-30 phút, sau đó vớt cho cá ăn.
- Đối với các loại phân hữu cơ cần ủ kỹ với vôi hàm lượng 1%.
3. Tẩy trùng nơi cho ăn
Trong các ao, đầm, lồng bè nuôi tôm cá dùng vôi hoặc clorua vôi treo các túi ở xung quanh chỗ cho ăn để sát trùng. Đối với vôi treo túi 2-4kg, với clorua vôi hàng ngày dùng khoảng 100-200g đóng vào 2-3 túi treo xung quanh chỗ cho ăn.
4. Tẩy trùng dụng cụ
Các dụng cụ lưới, chài, quần, áo mặc khi lội ao đều phải xử lý qua clorua vôi với nồng độ 200 ppm ít nhất là 1 giờ mới được đưa sang ao khác. Làm như vậy sẽ ngăn chặn được sự lây lan của bệnh. Điều này cần phải thực hiện nghiêm ngặt, nhất là đối với những ao phân bố trong vùng đang có dịch bệnh xuất hiện./.